Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

KỸ NĂNG SỬ DỤNG GIÀN GIÁO TREO

KỸ NĂNG SỬ DỤNG GIÀN GIÁO TREO

 Giàn giáo treo được dùng phổ biến cho thi công công trình cao nằm trên các đường phố đông người qua lại hoặc những nơi không thể dựng và nếu dựng giàn giáo từ mặt đất sẽ không kinh tế. Giàn giáo treo có hai kiểu chính: giàn giáo treo kiểu nôi và giàn giáo treo kiểu bản lề hoặc độc lập. Cả hai kiểu này đều được treo vào công trình tại những nơi thuận tiện như dầm nhà, móc lan can…



Những tai nạn điển hình xảy ra trên giàn giáo treo do các nguyên nhân sau:
– Khó ra vào giàn giáo treo kiểu nôi
– Chi tiết chịu tải kém hoặc không phù hợp.
– Dây treo hư hỏng;
– Bảo trì kém.
Để hạn chế tai nạn ngã cao khi sử dụng giàn giáo treo cần chú ý những vấn đề sau:
– Ra, vào giàn giáo: thông thường các lối tốt nhất là ra vào từ mặt đất hoặc từ trên mái. Nếu ra vào từ trên mái phải có thêm tay vịn lắp vào mái hoặc lan can để hỗ trợ. Chỉ ra vào sàn công tác lần lượt từng người một
– Dây treo: để phòng tránh rủi rao có thể xảy ra khi dây treo hỏng, phải có thêm một cuộn dây thứ cấp trên đó có gắn thiết bị chống rơi. Ngoài ra, mọi dây treo phải được kiểm tra kỹ, ít nhất 6 tháng một lần.
– Sàn công tác: sàn công tác hoặc sàn treo kiểu nôi phải được giám định cẩn thận trước khi sử dụng và sau đó ít nhất mỗi tuần một lần. Phải ghi rõ tải trọng cho phép lên giàn giáo.

– Lắp đặt và huấn luyện: khi sử dụng bất kì giàn giáo treo nào cũng cần phải có một chuyên gia có kinh nghiệm về giám sát thi công và hướng dẫn. Việc lắp ráp giàn giáo cần được những người có kinh nghiệm thực hiện. Người làm việc trên giàn giáo treo (sàn treo) và các thiết bị xây dựng an toàn. Người đó cũng phải có những hiểu biết thực tiễn về an toàn và nắm vững những thủ tục cấp cứu khi có tai nạn. Khi làm việc trên giàn giáo treo phải mặc quần áo bảo hộ và phải thắt dây an toàn, bảo hiểm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét